Tìm hiểu các nguyên nhân gây hại giọng hát

Mất giọng, khàn tiếng là những triệu chứng dễ gặp khiến những người hay ca hát phải lo lắng. Không chỉ gây khó chịu trong cuộc sống thường ngày, mà còn ảnh hưởng rất lớn trong quá trình luyện hát. Vậy đâu là nguyên nhân gây hại giọng hát, hãy cùng microkhongday.vn tìm hiểu nhé!

 

Những nguyên nhân dễ gặp gây hại cho giọng hát

La hét, sử dụng thanh quản quá mức

La hét, hát hay nói to quá mức sẽ làm thanh quản của bạn cực kỳ mệt mỏi. Ngoài ra việc hát nốt cao mà chưa khởi động làm ấm cổ họng trước cũng gây hại đến dây thanh quản. 

Dù mong muốn cải thiện giọng hát nhanh như thế nào cũng cần phải có chế độ tập luyện hợp lý. Nên nhớ rằng không phải cứ hát liên tục là tốt, mà phải có thời gian cho cổ họng được nghỉ ngơi trước khi bắt đầu làm việc tiếp. 

Luyện thanh nhạc là quan trọng, nhưng nhớ chú ý đến cường độ tập luyện sao cho khoa học, vì giữ cho một cổ họng luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng mới là yếu tố quyết định đến kết quả bạn có hát tốt hơn hay chưa.

La hét là một trong số các nguyên nhân gây hại giọng hát phổ biến nhất

 

Uống không đủ nước

Khi nói và nhất là lúc hát, dây thanh quản của chúng ta sẽ rung liên tục. Do đó chúng rất dễ bị va đập vào nhau do hoạt động với cường độ mạnh, gây tổn hại đến cổ họng và giọng hát không ổn định. Lúc này bạn nên chú ý bổ sung nước ngay lập tức để bôi trơn các dây thanh quản, hạn chế tổn thương. Ngoài ra, còn có một số thực phẩm tốt cho giọng hát khác như trà chanh mật ong, các loại trái cây, lòng trắng trứng...

Uống nước đầy đủ mỗi ngày khoảng từ 1,5l đến 2,5 là rất tốt cho cơ thể, đảm bảo cổ họng luôn giữ được độ ẩm nhất định, giúp cho giọng hát trong veo và khỏe hơn, hạn chế trường hợp đau họng, khô cổ họng. Khi tập luyện thanh nhạc đúng chuẩn tại nhà hay bất cứ đâu, hãy nhớ mang theo chai nước lọc để bổ sung kịp thời nhé!

 

Cà phê, bia rượu, đồ uống có cồn

Có thể nói các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích như bia rượu chính là kẻ thù của giọng hát. Nếu như lâu lâu mới dùng thì không đáng kể, thế nhưng bạn uống trà hay cà phê mỗi ngày như thói quen thì cần phải dừng lại ngay, nếu không bạn sẽ sớm gặp vấn đề với dây thanh quản đấy! 

Theo nghiên cứu, uống rượu bia lâu dần có thể làm dây thanh quản teo lại, ảnh hưởng đến quá trình tập hát, thậm chí là nói chuyện hằng ngày. Các loại trà và cà phê đã quá quen thuộc với chúng ta, tưởng chừng như vô hại nhưng do chứa nhiều caffeine khiến cho cơ thể có nguy cơ mất nước nếu uống không điều độ, hạn chế khả năng hoạt động của dây thanh quản khi cần làm việc nhiều.

 

Thức uống chứa caffein có tác hại rất lớn cho thanh quản

 

Hút thuốc lá

Rõ ràng từ trước đến nay việc hút thuốc lá luôn là vấn đề đối với sức khỏecủa người hút, tác động xấu đến toàn bộ cơ thể. Khi hút thuốc, luồng khói độc hại của thuốc lá sẽ khiến cho dây thanh quản bị kích thích nhiều dẫn đến mệt mỏi, cổ họng phát âm ra không còn độ trong như trước nữa, mà dần trở nên khàn đặc. 

Hãy bỏ ngay thuốc lá nếu bạn muốn luyện tập giọng hát thành công. Bên cạnh đó, các chuyên gia luôn cảnh báo rằng, hút thuốc lá thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng vô cùng nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, khi đó bạn sẽ không còn cơ hội nào để hát nữa.

 

Không chỉ tác động tiêu cực tới toàn bộ cơ thể, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe giọng hát 

 

Vệ sinh cổ họng quá nhiều

Mặc dù vệ sinh cổ họng là tốt cho cổ họng của bạn và giúp cho giọng hát khỏe và trong hơn. Thế nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt, bởi lẽ việc súc miệng cũng tương tự như làm cho cổ họng bị va đập liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến dây thanh quản. 

Những người luyện hát thường xuyên nên xây dựng một chế độ vệ sinh cổ họng lành mạnh và điều độ hơn, khi vệ sinh cũng không nên quá mạnh, tránh gây tổn thương không đáng có.

 

Các loại bệnh liên quan đến cổ họng

 

Viêm thanh quản

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới giọng hát của bạn có vấn đề. Viêm thanh quản được hiểu đơn giản là dây thanh quản bị viêm, có nhiều rất nhiều tác nhân gây ra. Chẳng hạn như sử dụng dây thanh quản quá mức, lạm dụng hay bị nhiễm trùng do virus gấp. 

Một số dấu hiệu thường thấy khi mắc bệnh này là: khàn tiếng, giọng nói yếu dần không có sức, hoặc mất giọng hoàn toàn, đau họng, ho khan...Nói chung là các vấn đề làm cho giọng nói bị rối loạn, mất ổn định.

 

Viêm thanh quản cấp

Thực chất căn bệnh này không quá nguy hiểm, có thể chữa trị và cải thiện khá nhanh, có vô số nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản cấp. Phổ biến nhất là do cảm lạnh nên bị nhiễm virus, vô tình hít phải các chất độc hại gây kích thích đến niêm mạc, nhiễm trùng vi khuẩn, nhiễm virus sởi…

Bệnh này có thể tự chữa ở nhà được bằng cách chăm sóc cơ thể theo một số phương pháp đơn giản sau:

  • Tạo môi trường không khí ẩm trong nhà để hít thở tốt hơn.
  • Tắm nước ấm nóng thay vì nước lạnh trong thời gian bệnh.
  • Không nên nói hay hát quá to.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ấm.
  • Vệ sinh cổ họng bằng nước muối pha loãng.

 

Qua bài viết trên đây, microkhongday.vn hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích để giải đáp cho thắc mắc đâu là những nguyên nhân gây hại giọng hát nhé! Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm kiếm những chiếc micro giá rẻ hay micro không dây chất lượng, hãy tham khảo chúng ngày trên website của chúng tôi nhé!

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan